Mạng LAN, WAN, MAN, Internet là gì? Cách phân biệt

Mạng Internet, LAN và WAN là 3 loại mạng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về cấu trúc, cơ chế hoạt động của chúng? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt mạng lan wan và internet một cách chi tiết nhất.

Xem thêm:

1. Mạng LAN là gì?

1.1 Khái niệm

  • Mạng LAN (Local Area Networks) là cơ sở hạ tầng mạng trải rộng trên một khu vực địa lý nhỏ.
  • Phạm vị địa lý: thông thường dưới 1 km, băng thông tương đối lớn, thường được sử dụng trong nội bộ một gia đình, cơ quan….

1.2 Đặc điểm

Mạng LAN có những đặc điểm cụ thể:

  • Mạng LAN kết nối các thiết bị đầu cuối trong một khu vực giới hạn như nhà ở, trường học, tòa nhà văn phòng hoặc khuôn viên trường.
  • Mạng LAN thường được quản lý bởi một tổ chức hoặc cá nhân. Kiểm soát quản trị được thực thi ở cấp độ mạng và chi phối các chính sách kiểm soát truy cập và bảo mật.
  • Mạng LAN cung cấp băng thông tốc độ cao cho các thiết bị đầu cuối bên trong và các thiết bị trung gian.
  • Phạm vi địa lý nhỏ: Thông thường, mạng LAN được thiết kế để phục vụ các khu vực có phạm vi địa lý nhỏ như nhà ở, văn phòng, trường học, cơ sở y tế.
  • Tốc độ truyền dữ liệu: Mạng LAN thường cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu cao, thường từ 100 Mbps đến 10 Gbps.
  • Chia sẻ tài nguyên: Cho phép người dùng chia sẻ một số tài nguyên như tệp tin, máy in và kết nối internet nhanh chóng, dễ dàng.
  • Quản lý và bảo mật: Do phù hợp trong phạm vi nhỏ, việc quản lý và bảo trì mạng LAN thường dễ dàng hơn so với các mạng lớn hơn như WAN. Mạng LAN có thể được bảo vệ với các biện pháp bảo mật như tường lửa, hệ thống kiểm soát truy cập và mã hóa dữ liệu.
  • Chi phí : Chi phí thiết lập và bảo trì mạng LAN thường thấp hơn do phạm vi nhỏ và số lượng thiết bị ít hơn. Điều này làm cho mạng LAN trở thành một giải pháp kinh tế cho các doanh nghiệp nhỏ và văn phòng.

Mạng lan là gì

2. Mạng WAN là gì?

2.1 Khái niệm

  • Mạng WAN (Wide Area Networks) là cơ sở hạ tầng mạng trải rộng trên một khu vực địa lý rộng. Mạng WAN thường được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ SPs (Service Provider) hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP (Internet Service Providers).

2.2 Đặc điểm

Mạng WAN có những đặc điểm cụ thể:

  • WAN kết nối các mạng LAN trên các khu vực địa lý rộng lớn như giữa các thành phố, tiểu bang, tỉnh, quốc gia hoặc lục địa.
  • Mạng WAN thường được quản lý bởi nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
  • Mạng WAN thường cung cấp liên kết tốc độ chậm hơn giữa các mạng LAN.

Ví dụ về mạng WAN

3. Mạng MAN là gì

3.1 Khái niệm

  • Mạng MAN (Metropolitan Area Network) là mạng đô thị được cài đặt trong phạm vi lớn như: đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội, thị trấn hay bất kỳ một khu vực rộng lớn nào có tập trung nhiều tòa nhà.
  • Mạng MAN chính là sự kết hợp của nhiều mạng LAN lại với nhau thông qua dây cáp hoặc các phương tiện truyền dẫn khác.

3.2 Đặc điểm

  • Mạng MAN được xây dựng với mục đích chính là cung cấp cho doanh nghiệp nhiều loại hình dịch vụ gia tăng cùng lúc trên cùng một đường truyền về dữ liệu, âm thanh, hình ảnh và video.
  • Quản lý bởi một nhóm người hoặc một nhà cung cấp mạng bán dịch vụ cho người dùng. Bởi vậy nên nó lớn hơn mạng LAN (mạng cục bộ) nhưng sẽ nhỏ hơn mạng WAN (mạng diện rộng). Khoảng cách tối đa giữa 2 nút thuộc mạng MAN rơi vào tầm 100km.

Ví dụ mạng WAN LAN

4. Internet

  • Internet là tập hợp các mạng được kết nối với nhau trên toàn thế giới (internetworks,hoặc gọi tắt là Internet).

Mạng LAN và WAN kết nối với nhau

5. Phân biệt mạng LAN WAN MAN và internet

Tiêu chí so sánh Mạng LAN Mạng MAN Mạng WAN
Tên đầy đủ Local Area Network (mạng cục bộ) Metropolitan Area Network (mạng đô thị) Wide Area Network (mạng diện rộng)
Phạm vi chia sẻ kết nối Phạm vi nhỏ Phạm vi trong khoảng 50km Phạm vi không giới hạn
Tốc độ đường truyền dữ liệu 10Mbps – 100Mbps lớn hơn LAN và nhỏ hơn WAN 256Kbps – 2Mbps
Tốc độ băng thông Lớn Trung bình Thấp
Cấu trúc liên kết Đường truyền và vòng cấu trúc DQDB ATM, Frame Relay, Sonnet
Quản trị mạng Đơn giản Phức tạp Phức tạp
Chi phí Thấp Cao Rất cao
Khả năng hoạt động khi gặp sự cố Tốt Kém hơn mạng LAN Kém hơn
Các thiết bị truyền dữ liệu Không dây (wifi), có dây cáp Ethernet dây cáp, phương tiện truyền dẫn Vệ tinh, sợi quang, vi sóng
Tỷ lệ nghẽn mạng Ít khi xảy ra ít nhiễu và có lỗi hơn mạng WAN Phức tạp, quá trình sửa chữa cần nhiều thời gian
Quyền sở hữu Riêng tư Riêng tư hoặc chung Riêng tư hoặc chung

6. Mạng Intranet và mạng extranet

Có hai thuật ngữ khác tương tự như thuật ngữ internet: mạng intranet và mạng extranet.

6.1 Mạng intranet là gì?

Mạng nội bộ là thuật ngữ để chỉ kết nối riêng của mạng LAN và WAN của một tổ chức. Chỉ các thành viên, nhân viên của tổ chức được ủy quyền mới có thể truy cập được.

6.2 Mạng extranet là gì?

Một tổ chức có thể sử dụng extranet để cung cấp quyền truy cập an toàn và bảo mật cho các cá nhân làm việc cho một tổ chức khác nhưng yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu của tổ chức.

Dưới đây là một số ví dụ về extranet:

  • Một công ty đang cung cấp quyền truy cập vào các nhà cung cấp và nhà thầu bên ngoài
  • Một bệnh viện đang cung cấp hệ thống đặt lịch cho các bác sĩ để họ có thể đặt lịch hẹn cho bệnh nhân.
  • Văn phòng giáo dục địa phương cung cấp thông tin về ngân sách và nhân sự cho các trường học trong khu vực.

Mạng Intranet và Extranet

Vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu và phân biệt các mạng internet với LAN, WAN. Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những khái niệm này. Cảm ơn các bạn đã tham khảo các bài viết về quản trị mạng trên ttnguyen.net.

Bài viết liên quan:

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em