Phân biêt băng thông và thông lượng, độ trễ, tốc độ mạng

Băng thông và thông lượng là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực viễn thông. Trong bài viết này, hãy cùng TTnguyen tìm hiểu về khái niệm và cách phân biệt băng thông và thông lượng nhé.

Xem thêm:

phân biệt mạng lan wan và internet

mô hình osi và chức năng cơ bản của từng tầng

1. Băng thông là gì?

– Băng thông là khả năng tối đa mà dữ liệu có thể truyền từ nơi này sang nơi khác trong một khoảng thời gian nhất định.

– Băng thông thường được đo bằng kilobit trên giây (kbps), megabit trên giây (Mbps) hoặc gigabit trên giây (Gbps),…

– Ví dụ: Ethernet 10Mbps và 100Mbps.

– Các thuật ngữ dùng để đo chất lượng băng thông bao gồm:

  • Độ trễ
  • Thông lượng

2. Đơn vị đo của băng thông

– Bảng hiển thị các đơn vị đo băng thông thường được sử dụng.

Đơn vị băng thông Viết tắt Tương đương
Bit trên giây bps 1 bps = đơn vị cơ bản của băng thông
Kilobit trên giây Kbps 1 Kbps = 1.000 bps = 10^3 bps
Megabit trên giây Mbps 1 Mbps = 1,000,000 bps = 10^ bps
Gigabit trên giây Gkps 1 Gbps = 1,000,000,000 bps = 10^9 bps
Terabit trên giây Tkps 1 Tbps = 1,000,000,000,000 bps = 10^12 bps

3. Độ trễ mạng là gì?

– Độ trễ mạng (ping), là thời gian mà gói tin mất để di chuyển từ một điểm đến điểm khác trên mạng.

– Khi bạn gửi một gói tin từ máy tính của mình, nó đi qua mạng và đến đích. Độ trễ mạng cho biết thời gian cần để truyền dữ liệu qua mạng. Mạng có thời gian chậm trễ sẽ có độ trễ cao. Trong khi mạng có thời gian phản hồi nhanh sẽ có độ trễ thấp.

4. Thông lượng mạng là gì?

– Thông lượng mạng (throughput) là lượng dữ liệu được truyền đi trên mạng trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ số đo hiệu suất của mạng, cho biết khối lượng dữ liệu thực sự có thể đi qua mạng trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông lượng thường thấp hơn băng thông.

– Thông lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm băng thông, độ trễ (latency), và mất gói (packet loss).

5. So sánh băng thông và thông lượng

– Nói một cách đơn giản, băng thông là khả năng tối đa của đường truyền, trong khi thông lượng là thực tế về thời gian để dữ liệu di chuyển.

Băng thông (Bandwidth) Thông lượng (Throughput)
Băng thông đề cập đến tốc độ tối đa mà thiết bị có thể truyền dữ liệu. Thông lượng đề cập đến tốc độ thực tế mà thiết bị truyền dữ liệu.
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ trễ, tắc nghẽn, và hiệu suất của mạng.
Thường thấp hơn băng thông do các yếu tố như độ trễ và tắc nghẽn.

– Một dạng so sánh thực tế: băng thông giống như số làn đường trên một con đường (càng nhiều làn đường thì khả năng chứa xe càng cao). Còn thông lượng giống như tốc độ thực tế mà xe di chuyển trên đường đó. Mặc dù băng thông lớn có thể hỗ trợ tốc độ cao, nhưng tốc độ thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ trễ mạng và tắc nghẽn mạng.

Trên đây là một số khái niệm về băng thông và một số thuật ngữ liên quan giúp bạn có thêm kiến thức về quản trị mạng. Cảm ơn bạn đã tham khảo trên ttnguyen.net.

Bài viết liên quan:

cách chia mạng con VLSM có lời giải

xác định NetID và HosID và địa chỉ Broadcast

tìm hiểu về mô hình TCP/IP

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em