Tổng hợp các câu hỏi ôn tập chủ đề thi kinh tế chính trị Mác Lênin giúp các bạn sinh viên ôn tập dễ dàng hơn. Đề cương kinh tế chính trị này sẽ giúp các bạn có cái nhìn chung nhất về các câu hỏi sẽ có trong đề thi cuối kì môn kinh tế chính trị(đề ktct).
Xem thêm: đề thi chủ nghĩa xã hội khoa học tự luận
CHỦ ĐỀ 1: Sản xuất hàng hóa ra đời trong điều kiện nào? Hiện nay Việt Nam có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa không? Vì sao?
Trả lời
Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá:
– Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
– Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xà hội loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây:
a) Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
b) Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.
Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua – bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.
– Hiện nay Việt Nam có điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa: Có. Vì sản xuất hàng hoá trên thị trường Việt Nam là tất yếu:
+ Phù hợp với quy luật khách quan: phân công lao động phù hợp, tồn tại nhiều hình thức quan hệ sở hữu
+ Do tính ưu việt của sản xuất hàng hoá
+ Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
CHỦ ĐỀ 2: Giá cả hàng hóa là gì? Giá cả lên xuống do nhân tố nào chi phối? yếu tố nào quyết định giá cả? Lạm phát có liên quan đến giá cả như thế nào?
Trả lời:
– Giá cả hàng hoá: biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
– Giá cả lên xuống do nhân tố nào chi phối:
+ Do quan hệ cung cầu trên thị trường: giá cả tăng giảm, thay đổi do mối quan hệ cung cầu: khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa tăng, ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa giảm
+ Do giá trị của hàng hoá
+ Sức mua của đồng tiền
+ Giá cả của hàng hoá liên quan
– Yếu tố nào quyết định giá cả: Giá trị là nhân tố quyết định
+ Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Nói dễ hiểu là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.
– Lạm phát có liên quan đến giá cả như thế nào: Khiến cho giá cả tăng cao và tăng rất nhanh
– Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: mất cân đối hàng tiền (thừa tiền mặt trong nền kinh tế làm cho giá cả hàng hoá tăng lên, lạm phát)
CHỦ ĐỀ 3: Vai trò của thị trường thể hiện ở các quy luật kinh tế nào? Quy luật giá trị có phải là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa không? Vì sao?
Trả lời:
– Có 4 quy luật:
+ quy luật giá trị
+ quy luật cạnh tranh
+ quy luật cung ầu
+ quy luật lưu thông tiền tệ
– Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa:
Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Mác -Lênin là yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị có phải là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa .Vì nó điều tiết quy luật tác động lên mọi chủ thể, mọi mặt trong nền sản xuất hàng hoá và nó có tác động cơ bản sau: (trang 42)
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
+ Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động
+ Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu nghèo một cách tự nhiên
CHỦ ĐỀ 4: Tiền là gì, tiền có mấy chức năng? Chức năng nào phải dùng tiền vàng? Chức nào nào liên quan đến xuất hiện tiền giấy? Chức năng nào là cơ bản nhất, vì sao? Trang 28
Trả lời:
– Tiền là gì: Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt, kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
– Chức năng của tiền:
+ Thước đo giá trị
+ Phương tiển lưu thông
+ Phương tiện cất trữ
+ Phương tiện thanh toán
+ Tiền tệ thế giới
– 3 chức năng dùng tiền vàng: tiền tệ thế giới, cất trữ, thước đo giá trị
– Xuất hiện tiền giấy: phương tiên lưu thông
– Chức năng thước đo giá trị là cơ bản nhất: biểu hiện và đo lường giá trị hàng hoá
CHỦ ĐỀ 5: Lực lượng tham gia thị trường gồm những ai? Đâu là nhân tố khách quan của thị trường, đâu là nhân tố chủ quan?
Trả lời:
– Lực lượng tham gia thị trường gồm:
+ sản xuất (cung)
+ tiêu dùng (cầu)
+ chủ thể trung gian
+nhà nước
– Nhân tố khách quan: sản xuất và tiêu dùng (sản xuất sẽ dựa vào cái người tiêu dùng để sản xuất gì)
– Nhân tố chủ quan: các chủ thể trung gian và nhà nước phân phối điều hoà cung và cầu từ nơi giá trị thấp đến giá trị cao
– Nhà nước: vừa là ng cung, điều tiết
– Nhà nước là nhân tố quan trong nhất: quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế, cũng là người cung, cầu
CHỦ ĐỀ 6: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Các nhân tố ảnh hưởng đến đại lượng giá trị hàng hóa như thế nào? Cho ví dụ minh họa? trang 26
Trả lời:
– Lượng giá trị hàng hoá: lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hoá
– Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
+ Năng suất lao động: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.(Nhân tố ảnh hưởng đến năng xuất lao động: trình độ người lao động, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.)
+ Cường độ lao động: Mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động trong lao động sản xuất.
+ Mức độ giản đơn, phức tạp của công việc
– Lượng lao động giá trị được đo bằng hao phí lao động xã hội
– Cường độ lao động: tỉ lệ thuận với tổng lượng giá trị, lượng giá trị không thay đổi
– Mức độ giản đơn: lao động càng phức tạp thì càng tạo ra nhiều giá trị
– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
CHỦ ĐỀ 7: Tại sao nói: “giá trị thặng dư là học thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế của Mác”? Giá trị thặng dư có mấy hình thái và liên quan đến các phương pháp sản xuất ra nó là gì? Liên hệ với Việt Nam?
Trả lời:
– “Giá trị thặng dư là học thuyết trung tâm trong học thuyết kinh tế của Mác”. Vì giá trị thặng dư phản ánh quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong nền kinh tế tư ban: tư bản và lao động làm thuê, tư sản và vô sản. Giá trị thặng dư một phần lao động mới tạo ra và bị tư bản bóc lột
– Tư bản: bóc lột sức lao động
– Giá trị thặng dư có 3 hình thái: tuyệt đối , tương đối, siêu ngạch
– Liên hệ: Để tạo ra nhiều lợi nhuận thì chú ý đến tương đối: gạt bỏ quan hệ bóc lột, tạo ta nhiều giá trị thặng dư
CHỦ ĐỀ 8: Nghiên cứu tích lũy tư bản rút ra ý nghĩa gì về nhân tố ảnh hưởng và các quy luật của tích lũy tư bản?
Trả lời:
– Tích luỹ tư bản: là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân).
– Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ:
+ Trình độ khai thác sức lao động
+ Năng suất lao động xã hội
+ Sử dụng hiệu quả máy móc
+ Đại lượng tư bản ứng trước
– Tích lũy tư bản là gì?
– Hệ quả:
+ Tích luỹ tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
+ Tích luỹ tư bản làm tăng tích tụ tập trung và tích tụ tư bản
+ Làm tăng chệch lệch thu nhập của nhà tư bản và người lao động
– Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa về mặt lý luận: cùng với quá trình tích luỹ cơ bản. quy mô ngày càng mở rộng, mâu thuẫn tư sản và vô sản ngày càng gay gắt do khoảng cách về mặt tiền tệ.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Để có thể tái sản xuất thì phải tích luỹ, tăng năng xuất lao động, tăng quy mô, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài
CHỦ ĐỀ 9: Tại sao lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận được coi là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng của hoạt động kinh tế? Việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân rút ra ý nghĩa gì trong việc đầu tư sản xuất vào các ngành kinh tế khác nhau?
Trả lời:
– Lợi nhuận là gì: Trong sản xuất kinh doanh giữa chi phí hàng hoá và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch. Cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không những bù đắp đủ chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thăng dư.
– Tỉ suất lợi nhuận: là phần trăm lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứng trước phản ánh hiệu suất, có lãi không? Cao hay ít
– Việc hình thành tỉ suất: thông qua việc cạnh tranh giữa các ngành
– Nguyên nhân: tỉ suất lợi nhuận giữa các ngành khác nhau, việc di chuyển từ ngành này sang ngành khác, từ cao đến thấp
– Tỉ suất lợi nhuận bình quân: Tỉ suất lợi nhuận bình quân là con số trung bình của tất cả các tỉ suất lợi nhuận khác nhau hay tỉ suất lợi nhuận bình quân là tỉ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội.
CHỦ ĐỀ 10: Trình bày các hình thức tổ chức độc quyền dưới CNTB? Ngày nay, hình thức tổ chức độc quyền nào phát triển mạnh nhất và những biểu hiện mới là gì?
Trả lời:
– Tổ chức độc quyền: Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
– Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, consơn cônglômêrát.
– Biểu hiện:
+ Hình thức thứ 4 Consortium: hình thành các consortium các tổ hợp tập đoàn xuyên quốc gia
– Tổ chức độ quyền: tổ chức tài chính
CHỦ ĐỀ 11: Nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa gì trong việc hình thành thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
– Điều kiện trở thành hàng hoá:
+ Người lao động tự do về thân thể
+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp sức lao động của mình để tạo ra hàng hoá bán
– Thuộc tính:
+ giá trị
+ giá trị sử dụng
Trong nền kinh tế hiện nay hàng hoá là một loại đặc biệt. Vì trong nền kinh tế thị trường VN hiện nay thành phần kinh tế tư nhân tồn tại và thành động lực kinh tế vì thế cần tạo điều kiên tồn tại và hoạt động.
CHỦ ĐỀ 12: Nêu sự cần thiết phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trả lời:
– Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa: là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
– 5 đặc trưng kinh tế thị trường XHCN:
+ Về mục tiêu
+ quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
+ quan hệ quản lý nền kinh tế
+ quan hệ phân phối
+ quan hệ gắn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
CHỦ ĐỀ 13: Từ các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường, anh (chị) hãy thử nêu quan hệ lợi ích giữa quản lí và bị quan lý trong các cơ sở kinh tế hiện nay ở Việt Nam?
Trả lời:
Quan hệ người lao động và người sử dụng lao động
– Người lao động và người sử dụng lao động:
– Người sử dụng lao động: ông chủ, doanh nghiệp, tư bản họ là người mua sức lao động
– Lợi ích của người sử dụng lao động:
Lợi nhuận
– Lợi ích kinh tế của người lao động: tiền công
=> Quan hệ: quan hệ lợi ích, chia lợi nhuận: mối quan hệ thống nhất (mở cơ sở tạo công ăn việc làm, tạo cơ sở sản xuất, người lao động thì tạo ra giá trị mới) vừa mâu thuẫn với nhau ( thu nhập cả 2 bên xuất phát từ giá trị mới của doanh nghiệp thu nhập người sử dụng tăng thì người lao động giảm và ngược lại vì thế lợi ích kinh tế về người sử dụng lao động từ đó tạo nên sự chênh lệch về lợi ích kinh tế từ đó người lao động phải đấu tranh để tăng thu nhập )
Cuộc đấu tranh hiện đại là biểu tinh đòi tăng lương. Nếu giải quyết vấn đề hợp lý thì kinh tế tăng trưởng. Họ tập hợp thành tổ chức riêng, thành lập các hội xí nghiệp. tuân thủ pháp luật
CHỦ ĐỀ 14: Sự khác nhau giữa phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến với sự phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động ở những tiêu chí nào?
Trả lời:
– Trong quá trình sản xuất , giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không đổi. Bộ phận tư bản ấy được gọi là Tư bản bất biến.
– Trong khi đó, đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng và được gọi là Tư bản khả biến
– Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó kí hiệu là C.
– Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, kí hiệu là V.
– Như vậy tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để sản xuất ra giá trị thặng dư còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong quá trình đó vì nó chính là bộ phận tư bản lớn lên.
– Phân biệt Tư bản cố định và tư bản lưu động.
+Tư bản cố định là bộ phận sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong thời gian sản xuất.
+Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất.
+Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu , nguyên vật liệu, sức lao động giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi một quá trình sản xuất, khi hàng hoá được bán xong .
+Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định.
CHỦ ĐỀ 15: Sự cần thiết khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế? Hội nhập quốc tế là gì? Lợi ích từ Hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam?
Trả lời:
– Hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình liên kết, hợp tác giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau trong một cộng đồng nhất định.
– Mở rộng và nâng cao kinh tế đối ngoại, hợp tác gắn kết với kinh tế nước ngoài
– Lợi ích tất yếu, khách quan : trong thời đại ngày nay hội nhập là giàu. Nhưng phải thu xếp khéo , khéo thì được nhiều mất ít vì thế các nước cần phải có kế hoạch cụ thể đúng đắn, linh hoạt
– Tính tất yếu khách quan của HNKTQT
– Do xu thế khách quan đó là sự tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa
Do HNKTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước đi sau
+ Sự phát triển mạnh mẽ của KHKTh tạo ra ĐK, áp lực có sự liên kết với bên ngoài
+ Do sự thay đổi trong xu thế ngoại giao hòa bình, ổn định
Download trọn bộ tài liệu đề thi vấn đáp kinh tế chính trị Mac-Lenin
Trên đây là tài liệu đề cương môn kinh tế chính trị Mác Lênin. Hy vọng với tài liệu này bạn sẽ đạt kết quả cao khi làm đề thi cuối kỳ và giữa kì môn kinh tế chính trị. Cảm ơn các bạn đã tham khảo lý luận chính trị trên TTnguyen. Chúc các bạn ôn thi thật tốt!