Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng bước để cách chuyển nhị phân sang thập phân một cách dễ dàng và chính xác. Đây là kiến thức quan trọng khi bạn làm việc với các hệ thống máy tính, vi mạch, và lập trình.
Xem thêm:
I. Hệ đếm thập phân
Một hệ thống số đếm (Number System) trong đó sử dụng 10 chữ số đếm là 0, 1, 2,…, 9. Hệ đếm này được gọi là hệ đếm thập phân – hệ đếm cơ số 10 (Decimal).
Trong hệ thập phân, mỗi số được biểu diễn bởi tập hợp các chữ số viết thành dãy theo
các nguyên tắc sau: trong mỗi số gồm có 2 phần: phần nguyên và phần lẻ, hai phần được
ngăn cách bằng dấu phẩy “,”.
Ví dụ: Ta có số: 357,46 hệ thập phân, trong số này có 357 đơn vị nguyên dương và
0,46 là phần lẻ nhỏ hơn đơn vị.
II. Hệ đếm nhị phân
Một hệ thống số đếm trong đó sử dụng hai chữ số 0 và 1. Hệ đếm này được gọi là hệ đếm nhị phân – hệ đếm cơ số 2 (Binary).
Ví dụ: Có số nhị phân: 11010010
III. Chuyển đổi giữa hệ thập phân và nhị phân
1. Chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập phân
Quy tắc: Muốn chuyển đổi một số biểu diễn trong hệ nhị phân sang hệ thập phân ta
lập Tổng theo trọng số của từng bit Nhị phân. Kết quả của tổng sẽ là biểu diễn thập phân
của số đó.
Ví dụ: Chuyển đổi sang hệ thập phân số: m = 1101, 011
2. Chuyển đổi từ Hệ Thập phân sang Nhị phân
Quy tắc: Chuyển đổi từng phần nguyên và lẻ theo quy tắc sau:
- Phần Nguyên: Chia liên tiếp phần nguyên cho 2, giữ lại các số dư. Phép chia dừng
khi thương bằng 0. Số nhị phân được chuyển đổi sẽ là dãy các số dư liên tiếp tính từ
lần chia cuối về lần chia đầu tiên. - Phần lẻ: Nhân liên tiếp phần lẻ với 2; giữ lại các phần nguyên được tạo thành.
- Phần lẻ của số Nhị phân sẽ là dãy liên tiếp các phần nguyên sinh ra sau mỗi phép
nhân tính từ lần nhân đầu tiên đến lần nhân cuối.
Trên đây là cách chuyển đổi hệ đếm nhị phân sang thập phân. Hy vọng ae đã biết cách tính toán. Cảm ơn bạn đã tham khảo kỹ thuật điện tử số trên ttnguyen.net
Bài viết liên quan: