Các phép tính toán cơ bản trên hệ nhị phân (Binary)

Tìm hiểu các phép tính cơ bản trên hệ nhị phân: cộng, trừ, nhân, chia số học nhị phân.

Phép cộng nhị phân

Phép cộng nhị phân được thực hiện theo quy tắc:

SỐ HẠNG 1 SỐ HẠNG 2 TỔNG SỐ NHỚ KẾT QUẢ
0 0 0 0 0
0 1 1 0 1
1 0 1 0 1
1 1 0 1 10

Chú ý:

  • Khi cộng, thực hiện từ bít có trọng số thấp đến bít có trọng số cao.
  • Nếu có số nhớ thì số nhớ sinh ra được cộng thêm vào bit có trọng số cao hơn kế tiếp.

Ví dụ: Thực hiện các phép cộng nhị phân:

1 0 1 1 + 1 1 0 0  = 1 0 1 1 1

0 1 0 1 + 1 1 1 1 = 1 0 1 0 0

Phép trừ nhị phân

Phép trừ nhị phân được thực hiện theo quy tắc:

SỐ BỊ TRỪ SỐ TRỪ HIỆU SỐ SỐ VAY
0 0 0 0
0 1 1 1
1 0 1 0
1 1 0 0

Chú ý:

  • Phép trừ được thực hiện từ bit trọng số thấp đến bit trọng số cao.
  • Số vay sẽ được trừ vào bít có trọng số cao hơn ở liền kề.

Ví dụ: thực hiện các phép trừ nhị phân:

1 0 1 1 – 0 1 1 0  = 0 1 0 1

1 1 1 0 – 1 0 0 1 = 0 1 0 1

Chú ý:

  • Để thực hiện phép trừ được thuận lợi hơn, người ta chuyển đổi phép trừ thành
    phép cộng với số bù của nó.
  • Số bù một của một số: Số bù một của một số nhị phân là một số nhị phân có
    được bằng cách đổi các bit 1 thành 0 và bít 0 thành 1.
  • Ví dụ: N = 10110101 số bù: 01001010, M = 1100110 số bù: 0011001

Phép nhân nhị phân

Phép nhân Nhị phân được thực hiện như nhân thập phân.

Phép nhân nhị phân

Phép chia nhị phân

  10011111 | 1100
-  1100    |------
   ----    | 1101
    1111   |
  - 1100   |
    ----   |
      1111 |
    - 1100 |
      ---- |
        11 |

 

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em