Bài tập Round Robin có lời giải | Nguyên lý hệ điều hành

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số bài tập Round Robin có lời giải. Phương pháp Round Robin là một trong những thuật toán lập lịch phổ biến trong hệ điều hành, giúp phân chia tài nguyên hệ thống một cách công bằng giữa các tiến trình. Bài viết không chỉ cung cấp lý thuyết mà còn đưa ra các ví dụ bài tập chi tiết và lời giải để bạn dễ dàng nắm bắt và áp dụng.

Xem thêm:

Giải thuật Banker: Định nghĩa và bài tập có lời giải

Ổ đĩa cứng là gì? Cấu tạo, chức năng, thành phần

Bài tập giải thuật điều phối Round Robin

Câu 1: Thuật toán lập lịch: Các tiến trình cho trong bảng sau chạy trong chế độ CPU đơn

Tiến trình Thời điểm đến Thời gian thực hiện
P1 4 24
P2 19 17
P3 30 8

Hệ thống áp dụng thuật toán lập lịch RR, t=10, vẽ biểu đồ Gantt và tính thời gian chờ đợi
trung bình và thời gian nằm trong hệ thống của các tiến trình?

Giải

0 -10: P1                         (P1=18)

10-20:P1,P2                   (P1=8,P2=17)

20-30:P2, P1, P3            (P2=7, P1=8, P3=8)

30-38:P1,P3,P2             (P2=7,P3=8)

38-46:P3,P2                   (P2=7)

46-53:P2

P1 P1 P2 P1 P3 P2

0                         10                           20                        30                         38                          46                      53

Thời gian chờ đợi trung bình là:

P1: 30-20 =10

P2: 46-29 = 17

P3: 38-30 = 8

T tb = (10+17+8)/3

Thời gian nằm trên hệ thống là:
P1: 30-4 = 26

P2: 53-19 = 32

P3: 46- 30 = 16

Tương tự như SJF nhưng trong thuật toán này, độ ưu tiên thực hiện các tiến trình dựa vào thời gian cần thiết để thực hiện nốt tiến trình(bằng tổng thời gian trừ thời gian đã thực hiện) như vậy trong thuật toán này cần phải thường cập nhật thông tin về giới gian đã thực hiện tiến trình.

Bài tập Thuật toán SRT – Lập lịch cho CPU

Câu 1: Thuật toán lập lịch: Các tiến trình cho trong bảng sau chạy trong chế độ CPU đơn

Tiến trình Thời điểm đến Thời điểm xuất hiện
P1 0 7
P2 2 4
P3 3 3
P4 6 5

Hệ thống áp dụng thuật toán lập lịch SRT, vẽ biểu đồ Gantt và tính thời gian chờ đợi trung
bình và thời gian nằm trong hệ thống của các tiến trình?

Giải

Biểu đồ Gantt

P1 P2 P3 P1 P4

0                2                          6                             9                                          14                                               19

Thời gian chờ đợi trung bình

P1: 9-2=7

P2: 0

P3: 6-3 = 3

P4: 14-6=8

=> thời gian trung bình: (7+3+8)/4 = 4,5(s)

Thời gian nằm trong hệ thống của tiến trình

P1: 14-0 = 14

P2: 6-2 = 4

P3: 9-3 = 6

P4: 19-6=13

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững hơn về thuật toán Round Robin cũng như cách áp dụng nó vào bài tập thực tế. Bài tập Round Robin có lời giải không chỉ giúp bạn hiểu rõ cách phân bổ tài nguyên công bằng giữa các tiến trình, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa hệ thống. Hãy tiếp tục luyện tập và áp dụng các kiến thức đã học để nâng cao kỹ năng lập lịch trong hệ điều hành của mình. Cảm ơn bạn đã tham khảo nguyên lý hệ điều hành trên ttnguyen.net.

Bài viết liên quan:

Trình bày cấu trúc Header của file BMP – Ví dụ minh họa

Cấu trúc bảng phân vùng (partition) của một đĩa cứng

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em