Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang trở thành xu hướng toàn cầu, với các nhà cung cấp lớn như Amazon, Google, Microsoft, IBM… phát triển và cung cấp. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới như L’Oréal, General Electric, eBay, Coca-Cola đã áp dụng và đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu về hiện trạng của điện toán đám mây hiện nay nhé!
Xem thêm:
1. Điện toán đám mây – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp đối mặt với các thách thức như chi phí đầu tư hạ tầng, năng lực công nghệ và lãng phí tài nguyên. Với mô hình này, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, thay vì đầu tư quá nhiều vào hạ tầng, ứng dụng và nhân lực. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc ứng dụng điện toán đám mây vẫn còn ở giai đoạn đầu. Theo khảo sát của Symantec, có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai công nghệ đám mây và các dự án ảo hóa khác.
2. Quy Mô Thị Trường và Nhà Cung Cấp Điện Toán Đám Mây
Năm 2022, thị trường điện toán đám mây toàn cầu đạt giá trị 484 tỷ USD và dự kiến tăng trưởng khoảng 14% mỗi năm từ 2023 đến 2030. Các nhà cung cấp chính bao gồm:
- AWS (Amazon Web Services): Dẫn đầu với 34% thị phần.
- Microsoft Azure: Chiếm 21%.
- Google Cloud Platform (GCP): Chiếm 11%.
3. Ưu và Nhược Điểm của Điện Toán Đám Mây
– Ưu điểm:
+ Triển khai nhanh chóng: So với phương pháp truyền thống, điện toán đám mây giúp loại bỏ các bước phức tạp như: mua sắm, cài đặt và cấu hình phần cứng, phần mềm. Người dùng có thể truy cập và sử dụng dịch vụ ngay lập tức.
+ Tài nguyên tính toán linh hoạt: Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập và điều chỉnh linh hoạt tài nguyên tính toán theo nhu cầu, bao gồm khả năng mở rộng hoặc thu hẹp.
+ Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: Điện toán đám mây giúp giảm thiểu chi phí đầy tư ban đầu cho phần cứng và phần mềm. Thay vào đó, người dùng chỉ cần trả phí theo nhu cầu sử dụng dịch vụ.
+ Giảm độ phức tạp: Điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi thay vì quản lý hạ tầng.
+ Sự an toàn và tính liên tục: Các nhà cung cấp điện toán đám mây thường có hệ thống cơ sở hạ tầng an toàn, chuyên nghiệp và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, đảm bảo tính liên tục và an toàn cho dịch vụ.
– Nhược điểm:
+ Chi phí: Giảm chi phí đầu tư ban đầu là ưu điểm của điện toán đám mây. Tuy nhiên, người dùng vẫn phải trả chi phí duy trì dịch vụ.
+ Phụ thuộc vào mạng internet: Điện toán đám mây sử dụng internet làm cầu nối giữa nhà cung cấp với người dùng, giữa các người dùng với nhau. Khi Internet trục trặc, mất kết nối thì người dùng không thể truy cập và sử dụng dữ liệu trên đám mây được.
+ Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư: Mặc dù các nhà cung cấp cam kết về bảo mật dữ liệu, nhưng vấn đề bảo mật và quyền riêng tư trong điện toán đám mây vẫn là một thách thức cần được giải quyết.
+ Cấp độ dịch vụ: Điện toán đám mây cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, tuy nhiên trong thực tế, các gói dịch vụ thường được định nghĩa trước và người sử dụng căn cứ vào nhu cầu và khả năng để chọn dịch vụ sẵn có.
4. Một số nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây
4.1 Amazon Web Service
Giới thiệu chung
Amazon Web Services là một dịch vụ của Amazon cung cấp các giải pháp đám mây. AWS bắt đầu vào năm 2006 và đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu trên thế giới, với một loạt các sản phẩm và dịch vụ từ lưu trữ, tính toán, đến trí tuệ nhân tạo.
Tính năng chính
- EC2: Dịch vụ cung cấp máy ảo với nhiều cấu hình và hệ điều hành khác nhau, cho phép doanh nghiệp triển khai ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả..
- S3: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến với khả năng mở rộng, độ bền và bảo mật cao, được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích như lưu trữ website, sao lưu dữ liệu, phân tích dữ liệu lớn….
- RDS: Cơ sở dữ liệu quan hệ dưới dạng dịch vụ.
- Lambda: Dịch vụ điện toán không máy chủ (serverless), cho phép chạy mã nguồn mà không cần quản lý máy chủ..
Ưu nhược điểm:
– Ưu điểm:
- Thị phần lớn nhất: AWS chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường đám mây, mang đến một hệ sinh thái rộng lớn với nhiều đối tác và cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.
- Uy tín và ổn định: AWS là nhà cung cấp đám mây lâu đời nhất với một danh tiếng về độ tin cậy và hiệu suất cao.
- Dịch vụ đa dạng: AWS cung cấp hơn 200 dịch vụ đám mây, từ máy ảo, lưu trữ đến trí tuệ nhân tạo, đáp ứng gần như mọi nhu cầu của doanh nghiệp..
- Phạm vi toàn cầu: AWS có trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới, giúp tối ưu hóa hiệu suất và tuân thủ quy định.
– Nhược điểm:
- Giao diện phức tạp: Khó khăn cho người mới bắt đầu.
- Chi phí: Đắt đỏ, nếu không quản lý tài nguyên cẩn thận.
– Khách hàng nổi bật: Netflix, Expedia, Apple, Verizon, Philips.
– Đối tượng phù hợp: Phù hợp với đối tượng muốn tìm kiếm giải pháp toàn diện với nhiều dịch vụ và phạm vi toàn cầu.
4.2 Microsoft Azure
Giới thiệu chung
Microsoft Azure, ra mắt vào năm 2010, là dịch vụ đám mây của Microsoft. Azure tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm khác của Microsoft, như Windows và Office, đồng thời cung cấp một loạt các giải pháp dành cho doanh nghiệp.
Tính năng chính
- Virtual Machines: Máy ảo dựa trên IaaS.
- Blob Storage: Lưu trữ đối tượng đám mây.
- Azure SQL Database: Dịch vụ cơ sở dữ liệu SQL.
- Azure Functions: Giải pháp tính toán không máy chủ.
Ưu nhược điểm
– Ưu điểm:
- Tích hợp với Microsoft: Lý tưởng cho các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm Microsoft như Windows Server, Active Directory và SQL Server.
- Dịch vụ đa dạng: Cung cấp một loạt các dịch vụ tương tự như AWS.
- Phạm vi toàn cầu: Azure cũng có một mạng lưới trung tâm dữ liệu rộng lớn.
– Nhược điểm:
- Độ tin cậy: Trong quá khứ, Azure đã gặp một số sự cố.
- Giao diện: Khó khăn cho người mới.
– Khách hàng nổi bật: PepsiCo, Boeing, Adobe, Bosch, Uber
– Đối tượng phù hợp: Khách nào hệ thống cũ, phụ thuộc vào Window Server, có Active Directory Server, C# .Net luôn chọn Azure.
4.3 Google Cloud Platform
Giới thiệu chung
Google Cloud Platform là dịch vụ đám mây của Google, ra mắt vào năm 2011. GCP tận dụng sức mạnh của hạ tầng Google, điều này có nghĩa là nó sử dụng cùng hệ thống và mạng lưới với các dịch vụ khác như Google Search và YouTube.
Tính năng chính
- Compute Engine: Máy ảo dựa trên IaaS.
- Cloud Storage: Lưu trữ đối tượng đa dụng.
- BigQuery: Kho dữ liệu lớn dạng cột với khả năng phân tích dữ liệu cực nhanh, cho phép thực hiện các truy vấn phức tạp trên lượng dữ liệu khổng lồ trong vài giây..
- Kubernetes Engine: Dịch vụ quản lý container Kubernetes được Google phát triển, cung cấp nền tảng mạnh mẽ và linh hoạt để triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng.
- TensorFlow: Thư viện mã nguồn mở hàng đầu thế giới cho Machine Learning, được Google phát triển và sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm của Google và cộng đồng AI toàn cầu.
Ưu nhược điểm
– Ưu điểm:
- Hiệu suất cao: GCP sử dụng cùng một hạ tầng với các dịch vụ Google khác như Search và YouTube.
- Mạnh mẽ về Big Data và AI: GCP nổi tiếng với các dịch vụ Big Data như BigQuery, Dataflow, Dataproc… và các dịch vụ AI/Machine Learning hàng đầu như TensorFlow, Cloud Vision API, Cloud Natural Language API….
- Chi phí linh hoạt: GCP thường có giá thành thấp hơn so với AWS, đặc biệt là với các dịch vụ Big Data và AI..
– Nhược điểm:
- Phạm vi nhỏ hơn: ít trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.
- Dịch vụ ít hơn: vẫn còn ít dịch vụ hơn so với AWS và Azure.
– Khách hàng nổi bật: Goldman Sachs, eBay, Twitter, PayPal, Etsy
– Đối tượng phù hợp: Đối với doanh nghiệp tập trung vào Big Data, Machine Learning và AI.
Hy vọng bài viết hữu ích. Cảm ơn bạn đã tham khảo trên ttnguyen.net