Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh DFD của hệ thống quản lý bán hàng. Bằng cách sử dụng DFD, bạn có thể dễ dàng theo dõi luồng dữ liệu giữa các bộ phận, từ khi khách hàng đặt hàng đến khi giao dịch hoàn tất.
Xem thêm:
cách vẽ sơ đồ bfd – Mô hình phân rã chức năng
1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh DFD là gì ?
DFD – Data Flow Diagram là công cụ biểu diễn mối quan hệ thông tin giữa các công việc.
2. Các thành phần sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
- Tiến trình:
- Là một hoạt động có liên quan đến sự biến đổi hoặc tác động lên thông tin như tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin hoặc tạo ra thông tin mới.
- Tên gọi: động từ + bổ ngữ
- Biểu diễn: Hình Oval
- Luồng dữ liệu:
- Là luồng thông tin vào hoặc ra khỏi tiến trình
- Tên gọi: Danh từ + Tính từ
- Biểu diễn: là mũi tên trên đó ghi thông tin di chuyển
- Kho dữ liệu:
- Là nơi biểu diễn thông tin cần cất giữ, để một hoặc nhiều tiến trình sử dụng chúng.
- Tên gọi: Danh từ + Tính từ
- Biểu diễn: cặp đường thẳng song song chứa tên của thông tin được cất giữ.
- Quan hệ giữa kho dữ liệu, tiến trình, luồng dữ liệu
- Tác nhân ngoài:
- Là một người hoặc một nhóm người nằm ngoài hệ thống nhưng có trao đổi trực tiếp với hệ thống.
- Tên gọi: Danh từ
- Biểu diễn: Hình chữ nhật
- Tác nhân trong:
- Là 1 tiến trình của hệ thống đang xét nhưng được trình bày ở một trang khác của biểu đồ.
- Tên gọi: Động từ + bổ ngữ (giống tên gọi tiến trình)
3. Lưu ý khi vẽ mô hình DFD
- Trình bày:
- Các thành phần: tác nhân ngoài, kho dữ liệu, tác nhân trong được xuất hiện nhiều nơi trong sơ đồ
- Luồng dữ liệu vào/ra kho
- Trùng tên kho: không cần ghi tên luồng,
- Ngược lại phải ghi tên luồng
- Mức phân tích DFD có phân mức như BFD
- Khi cần có thể đánh số thứ tự cho các tiến trình
- Tính đúng đắn
- Trong DFD không có luồng DL
- Nối 2 kho
- Nối tác nhân ngoài và kho
- Nối hai tác nhân ngoài với nhau
4. Hai mức độ sử dụng biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh DFD
- Phân tích:
- Tiến trình nghiệp vụ
- Kho dữ liệu nghiệp vụ
- Quan tâm đến cơ cấu tổ chức
- Phân mức theo BFD
- Thiết kế:
- Tiến trình hệ thống
- Kho dữ liệu hệ thống
- Không quan tâm đến cơ cấu tổ chức
- Một mức chi tiết duy nhất
5. Mục đích sử dụng sơ đồ DFD
- Xác định nhu cầu thông tin:
- Thông tin đầu vào: Ai, tiến trình nào đưa dữ liệu vào kích hoạt ?
- Thông tin đầu ra: sau khi thực hiện thu nhận được thông tin gì? Ai, tiến trình nào thu nhận?
- Hoàn chỉnh hệ thống:
- Phát hiện tiến trình không ý nghĩa với hệ thống -> bỏ
- Trao đổi giữa người dùng – nhóm phát triển:
- Sử dụng để làm việc giữa nhà thiết kế và người sử dụng trong khi phát triển hệ thống
6. Bài tập vẽ sơ đồ DFD quản lý bán hàng có lời giải
Vẽ DFD thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống quản lý bán hàng
Đề bài: Trung tâm thương mại X có các hoạt động mô tả như sau:
– Các nhà cung cấp gửi danh mục mặt hàng yêu cầu Trung tâm thương mại đại diện cho họ bán các mặt hàng này.
– Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng họ sẽ gửi yêu cầu của mình đến trung tâm dưới dạng đơn đặt hàng, trung tâm thương mại sẽ giải quyết đơn đặt hàng của khách nếu các mặt hàng trong danh mục yêu cầu đã được các nhà cung cấp đảm bảo, nếu không có nhà cung cấp đảm bảo nhân viên của trung tâm sẽ thông báo lại có khách và tư vấn để khách hàng có thể mua được mặt hàng ưng ý.
– Sau khi đã thống nhất với khách hàng về các mặt hàng khách đặt, nhân viên trung tâm sẽ lập hóa đơn bán hàng cho khách, thông báo số tiền phải trả cho khách.
– Đồng thời trung tâm cũng thông báo chi tiết cho các nhà cung cấp có mặt hàng được bán để chuẩn bị trước.
– Sau khi khách hàng trả tiền đầy đủ, trung tâm thương mại sẽ chuyển hóa đơn cho khách, và chuyển tiền cùng với thông báo yêu cầu giao hàng cho nhà cung cấp.
– Việc bán hàng đến đây coi như kết thúc, nhà cung cấp sẽ tự tổ chức giao hàng cho khách hàng.
Yêu cầu: Hãy vẽ DFD thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống quản lý bán hàng nói trên.
Giải
7. Sơ đồ DFD mức 0 quản lý bán hàng
Trung tâm thương mại Y thực hiện các công việc chính sau:
– Xử lý đơn hàng cho khách hàng, quản lý danh mục hàng của nhà cung cấp, thu ngân. Để thực
hiện được các chức năng đó trung tâm cần lưu trữ các thông tin sau: khách hàng, đơn đặt hàng, hóa đơn khách hàng, hàng-nhà cung cấp, giao hàng. Hoạt động của trung tâm thương mại được mô tả như sau:
+ Các nhà cung cấp gửi danh mục mặt hàng yêu cầu Trung tâm thương mại đại diện cho họ bán các mặt hàng này. Khi khách hàng gửi đơn đặt hàng đến, trung tâm thương mại sẽ giải quyết đơn đặt hàng của khách nếu các mặt hàng trong danh mục yêu cầu đã được các nhà cung cấp đảm bảo.
+ Trung tâm thương mại sẽ lập hóa đơn và thông báo chi tiết cho các nhà cung cấp có mặt hàng được bán để chuẩn bị trước. Sau khi khách hàng trả tiền đầy đủ, trung tâm thương mại sẽ chuyển hóa đơn cho khách, và chuyển tiền cùng với thông báo yêu cầu giao hàng cho nhà cung cấp.
+ Việc bán hàng đến đây coi như kết thúc, nhà cung cấp sẽ tự tổ chức giao hàng cho khách hàng.
Giải
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được cách tạo và áp dụng Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh DFD – Quản lý bán hàng. Việc sử dụng DFD không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình, mà còn mang lại cái nhìn toàn diện về cách dữ liệu di chuyển qua các giai đoạn. Cảm ơn bạn đã tham khảo môn phân tích thiết kế hệ thống trên ttnguyen.net.