Top 6 hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay

Tấn công mạng là hình thức tấn công xâm nhập vào các hệ thống mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, hạ tầng mạng, trang web, thiết bị của cá nhân hoặc tổ chức thông qua mạng Internet với mục đích thực hiện các hoạt động không hợp pháp. Tại đây, kẻ tấn công sẽ dùng mọi cách để đánh cắp thông tin, gây ra sự cố hoặc phá hoại hệ thống mạng.

Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu một số hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay có thể kể đến như tấn công bằng phần mềm độc hại, tấn công giả mạo, tấn công trung gian, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công cơ sở dữ liệu, tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật,…

Xem thêm:

Thực trạng an ninh mạng trên thế giới và Việt Nam hiện nay

Tổng quan về an ninh mạng – Tầm quan trọng và vai trò

1. Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware attack)

Kẻ tấn công sẽ sử dụng các loại phần mềm độc hại như virus, trojan, hoặc ransomware để xâm nhập vào hệ thống của nạn nhân mà không được phép. Mục tiêu của họ có thể là đánh cắp thông tin quan trọng, tiền bạc hoặc gây ra thiệt hại cho hệ thống.

Các loại phần mềm độc hại phổ biến

2. Tấn công giả mạo (Phishing attack)

Kỹ thuật tấn công này thường liên quan đến việc kẻ tấn công lừa đảo người dùng bằng cách giả mạo trang web, email, hoặc tin nhắn để đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản đăng nhập hoặc thông tin tài khoản ngân hàng. Thường thấy trong các cuộc tấn công phishing, người dùng thường bị đánh lừa bởi sự chân thật của các thông điệp giả mạo.

Mô hình của tấn công giả mạo

3. Tấn công trung gian (Man-in-the-middle Attack)

Là kiểu tấn công mạng thường thấy nhất được sử dụng để chống lại cá nhân hoặc các tổ chức lớn. Kiểu tấn công này hoạt động bằng cách thiết lập các kết nối đến máy nạn nhân, nghe lén thông tin và sau đó chuyển tiếp dữ liệu.

Mô hình của tấn công Man-in-the-middle

4. Tấn công từ chối dịch vụ (Denial of Service – DoS)

Là kiểu tấn công mạng nhằm làm cho hệ thống, dịch vụ hoặc tài nguyên mạng không thể truy cập được đối với những người dùng hợp pháp. Các hacker sẽ tạo một lượng lớn các yêu cầu truy cập tại cùng một thời điểm, làm vượt quá khả năng xử lý của hệ thống dẫn đến tình trạng quá tải, khiến người dùng không thể truy cập được vào hệ thống.

Xem thêm:

Triển khai thử nghiệm tấn công DoS

Triển khai giải pháp phòng chống DoS bằng CSF

Mô hình của tấn công từ chối dịch vụ

5. Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL Injection)

Là kỹ thuật mà những kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng trong việc kiểm tra dữ liệu nhập trong các ứng dụng web và các thông báo lỗi của hệ quản trị cơ sở dữ liệu để “tiêm vào” (inject) và thi hành các câu lệnh SQL bất hợp pháp. Từ đó cho phép những kẻ tấn công có thể thực hiện các thao tác như chỉnh sửa, xoá dữ liệu.

Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết SQL Injection(SQLi) chuẩn nhất

Mô hình tấn công cơ sở dữ liệu

6. Tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật (Exploit Attack)

Là một cuộc tấn công lợi dụng một lỗ hổng cụ thể trên hệ thống. Các hacker sẽ lợi dụng điểm yếu trong hệ điều hành, ứng dụng hoặc bất kỳ code phần mềm nào khác. Người dùng sẽ phải chịu trách nhiệm cập nhật vá lỗi có thể tải xuống từ web của nhà phát triển phầm mềm hay do hệ điều hành tự động tải xuống.

Mô hình của tấn công từ chối dịch vụ

Bài viết liên quan:

Các kỹ thuật phòng chống tấn công mạng phổ biến hiện nay

Các thành phần cơ bản trên mạng LAN

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em