[Javascript] Kiểm tra cung hoàng đạo có code mẫu

Hướng dẫn thực hiện bài tập viết code nhập vào ngày sinh và cho biết cung hoàng đạo javascript.

1. Yêu cầu

Hãy thiết kế giao diện đơn giản dưới đây:

Cung hoàng đạo javascript

Thực hiện các yêu cầu sau (mã lệnh được viết bằng JavaScript):
– Khi nhấn xem thì ngày sinh được nhập vào txtNgaysinh sẽ được sử dụng để xác định cung hoàng đạo, hiển thị kết quả vào txtCung. Việc xác định cung được tổ chức dưới dạng chương trình con. Nếu nội dung txtNgaysinh trống thì hiển thị thông báo yêu cầu nhập, đồng thời đặt con trỏ vào điều khiển này.
–  Khi nhấn “Xoá” thì nội dung trong cả hai điều khiển trên sẽ được loại bỏ.
Các cung được xác định bởi:
  1. Cung Ma Kết (22/12 – 19/1)
  2. Cung Bảo Bình (20/1 – 18/2)
  3. Cung Song Ngư (19/2 đến 20/3)
  4. Cung Bạch Dương (21/3 đến 20/4)
  5. Cung Kim Ngưu (21/4 đến 21/5)
  6. Cung Song Tử (22/5 đến 21/6)
  7. Cung Cự Giải ( 22/6 đến 22/7)
  8. Cung Sư Tử (23/7 đến 23/8)
  9. Cung Xử Nữ (24/8 đến 22/9)
  10. Cung Thiên Bình (23/9 đến 23/10)
  11. Cung Bọ Cạp (24/10 đến 22/11)
  12. Cung Nhân Mã (23/11 đến 21/12)

2. Hàm xacDinhCungHoangDao

Hàm xacDinhCungHoangDao(ngaySinh) nhận đầu vào là một chuỗi ngày sinh (ngaySinh). Trước tiên, nó tạo một đối tượng Date từ chuỗi ngày sinh đó. Sau đó, nó lấy ngày và tháng từ đối tượng Date và gán chúng vào các biến ngaythang.

Hàm hỗ trợ lấy các mốc thời gian:

  • getDate(): hàm trả về ngày trong tháng (từ ngày 1 – 31).
  • getDay(): hàm trả về ngày trong tuần (0-6), với chủ nhật là 0, thứ 2 là 1, thứ 3 là 2 ,…
  • getMonth(): hàm trả về tháng trong năm (từ 0 – 11), do đó ta cần cộng thêm 1 nha.
  • getFullYear(): hàm trả về năm dạng đầy đủ dạng YYYY.
  • getHours(): hàm trả về số giờ dạng 24h ( từ 0 – 23)
  • getMinutes() trả về phút trong giờ (0 – 59).
  • getSeconds() trả về số giây trong phút (0 – 59).
  • getMilliSeconds() trả về tích tắc trong giây (0 – 999).
  • getTime() Trả về thời gian dạng mili giây.

Tiếp theo, hàm sử dụng câu lệnh switch để kiểm tra giá trị của biến thang. Tùy thuộc vào giá trị của thang, hàm sẽ kiểm tra giá trị của ngay trong mỗi trường hợp để xác định cung hoàng đạo tương ứng. Nếu giá trị ngay nằm trong khoảng hợp lệ, hàm sẽ trả về tên cung hoàng đạo tương ứng.

Hàm xemCung() được gọi khi người dùng nhấn nút để xem cung hoàng đạo. Đầu tiên, nó lấy giá trị ngày sinh từ trường input có id là ‘txtNgaysinh’. Sau đó, nó kiểm tra xem giá trị ngày sinh có rỗng không. Nếu rỗng, một cảnh báo sẽ xuất hiện và trường input sẽ được tập trung để người dùng nhập thông tin. Ngược lại, hàm gọi xacDinhCungHoangDao(ngaySinh) để xác định cung hoàng đạo từ ngày sinh và gán giá trị cung hoàng đạo vào trường input có id là ‘txtCung’.

Trên đây là code mẫu kiểm tra cung hoàng đạo javascript trong chuỗi bài tập thực hành môn lập trình web. Cảm ơn các bạn đã tham khảo trên ttnguyen.net.

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em