Codeigniter 4 là gì? Ưu, nhược điểm và cấu trúc thư mục

CodeIgniter là một trong những framework PHP phổ biến nhất, được hơn một triệu lập trình viên trên toàn thế giới sử dụng. Với phiên bản 4, CodeIgniter đã tiếp tục cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ để xây dựng các ứng dụng web mạnh mẽ và hiệu quả. Vậy codeigniter là gì? Sau đây hãy cùng TTnguyen tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Codeigniter là gì?

Khái niệm:

Codeigniter hay Codeigniter Framework là framework phát triển ứng dụng web mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP.

Nhà phát triển:

Phát triển bởi ExpressionEngine Development Team thuộc EllisLab, Inc.

Tính năng:

Codeigniter giúp tạo ra các ứng dụng web nhanh chóng, dễ dàng và bảo mật theo mô hình MVC. Framework được xem là một trong những bộ khung phát triển PHP phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

2. Lịch sử phát hành Codeigniter

Phiên bản 1.0 (28 tháng 2 năm 2006): Phiên bản đầu tiên của CodeIgniter được phát hành với tên gọi “CodeIgniter 1.0”.

Phiên bản 2.0 (2011): Phiên bản 2.0 được phát hành với nhiều tính năng cải tiến và hỗ trợ cho các thư viện, bao gồm hỗ trợ AJAX và cải thiện bảo mật.

Phiên bản 3.0 ( 28 tháng 6 năm 2015): Đây là một bản cập nhật lớn với hiệu suất cải thiện và nâng cấp hệ thống, bảo mật.

Phiên bản 4.0 (24 tháng 2 năm 2020): Phiên bản này tập trung vào hiệu suất, tính năng mới, và sự linh hoạt hơn cho nhà phát triển. CodeIgniter 4 được thiết kế để hoạt động tốt với PHP 7.x và các phiên bản mới hơn.

Lịch sử phát hành codeigniter

3. Ưu – Nhược điểm của Codeigniter Framework so với các Framework khác

3.1 Ưu điểm của Codeigniter Framework là gì?

Codeigniter Framework sở hữu rất nhiều ưu điểm đặc biệt:

– Được xây dựng theo mô hình MVC (Model – View – Controller): Mô hình MVC tách biệt logic ứng dụng thành 3 phần: Model (quản lý dữ liệu), View (giao diện người dùng), Controller (điều khiển luồng ứng dụng), giúp quản lý, bảo trì và phát triển dễ dàng. Quá trình hoạt động của mô hình MVC trong Codeigniter:

  • Người dùng gửi yêu cầu qua trình duyệt web.
  • Controller nhận yêu cầu và xác định phải thực hiện hành động nào.
  • Controller gọi các phương thức của Model để lấy dữ liệu cần thiết từ cơ sở dữ liệu.
  • Controller sau đó nạp dữ liệu này vào một View tương ứng.
  • View sẽ hiển thị dữ liệu và giao diện người dùng cuối trên trình duyệt.

– Caching page: Caching page là một tính năng của CodeIgniter cho phép lưu trữ nội dung của một trang web trong bộ nhớ cache:

  • Tăng tốc độ tải trang:người dùng không cần phải tải lại trang web từ đầu mỗi khi truy cập.
  • Giảm tải CPU và RAM.
  • Tăng hiệu suất.

– Hệ thống thư viện đa dạng: Codeigniter Framework cung cấp các thư viện phục vụ cho các tác vụ thường gặp nhất trong lập trình web, cụ thể như việc truy cập cơ sở dữ liệu, gửi email, kiểm tra cơ sở dữ liệu và xử lý hình ảnh,…

– Codeigniter Framework hoàn toàn miễn phí: Chúng được cấp phát hành dưới giấy phép Apache/BSD mở rộng cho phép người dùng tự do thay đổi, phát triển cũng như phân phối mã nguồn mở đó theo sự sáng tạo của bản thân mình.

Ưu điểm của Codeigniter

3.2 Nhược điểm của Framework Codeigniter là gì?

Ngoài các ưu điểm nổi trội trên, phần mềm mã nguồn mở này còn nhiều điểm chưa hoàn thiện cần phải tối ưu thêm. Cụ thể có thể nhắc tới một số yếu tố sau đây:

– Chưa hỗ trợ Object-Relational Mapping (ORM): ORM được hiểu là 1 kỹ thuật lập trình, trong đó có các bảng của cơ sở dữ liệu được ánh xạ thành các đối tượng trong quá trình lập trình. Kỹ thuật này giúp cho việc thực hiện các thao tác trong dữ liệu (Create Read UpdateDelete – CRUD) dễ dàng và ngắn gọn hơn.

– Chưa hỗ trợ 1 số module thông dụng: Chứng thực người dùng (User Authorization), trình phân tích RSS (RSS Parser) hoặc trình xử lý PDF…

– Chưa hỗ trợ Event Driver Programming (EDP): Tuy EDP là một nguyên lý lập trình, trong đó các luồng xử lý của hệ thống sẽ dựa vào các sự kiện như: click chuột, gõ bàn phím,…

4. Cấu trúc thư mục Codeigniter 4

Cấu trúc thư mục Codeigniter 4 bao gồm các thư mục chính: /app, /public, /system, /tests, /writable.

Cấu trúc thư mục Codeigniter

4.1 Thư mục /app

/Config: Lưu trữ các tệp cấu hình.

/Controllers: Xác định luồng chương trình.

/Database: Lưu trữ cơ sở dữ liệu migrations and seeds.

/Filters: Lưu trữ các lớp bộ lọc có thể chạy trước và sau luồng điều khiển.

/Helpers: Helpers lưu trữ bộ sưu tập các chức năng độc lập.

/Language:Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ đọc các chuỗi ngôn ngữ.

/Libraries: Các lớp hữu ích không phù hợp trong thư mục khác.

/Models: Thao tác với cơ sở dữ liệu.

/ThirdParty: Thư viện bên thứ ba có thể được sử dụng trong ứng dụng.

/Views: Chứa mã HTML hiển thị client.

4.2 Thư mục /public

Chứa các phần của ứng dụng web có thể truy cập được bằng trình duyệt, ngăn chặn truy cập trực tiếp vào mã nguồn của bạn.

Chứa tệp .htaccess chính, index.php và bất kỳ tài sản ứng dụng nào mà bạn thêm, chẳng hạn như CSS, javascript hoặc hình ảnh.

4.3 Thư mục /system

– Thư mục system chứa các tệp tạo nên khung CodeIgniter.

– Bao gồm các lớp, thư viện, trình trợ giúp và các tệp cấu hình khác.

4.4 Thư mục /writable

– Lưu trữ tất cả các tệp mà ứng dụng web của bạn cần ghi vào

– Bao gồm các thư mục để lưu trữ tệp cache, nhật ký và bất kỳ tệp tải lên nào mà người dùng có thể gửi.

4.5 Thư mục /tests

– Thư mục này được sử dụng để lưu trữ các tệp kiểm tra các chức năng của web.

4.6 Lợi ích của thư mục

– Giúp dễ dàng tổ chức và quản lý các tệp kiểm tra.

– Dễ dàng chạy kiểm tra của mình.

– Dễ dàng chia sẻ kiểm tra của với các thành viên.

5. So sánh CodeIgniter 4 với các framework PHP khác

5.1 So sánh với Laravel

So với Laravel, CodeIgniter 4 có tốc độ xử lý nhanh hơn. Tuy nhiên, Laravel hỗ trợ rất nhiều công cụ và tính năng mạnh mẽ hơn CodeIgniter 4, như hỗ trợ ORM, xử lý background jobs, quản lý hàng đợi, và rất nhiều thư viện bổ sung.

5.2 So sánh với Symfony

CodeIgniter 4 đơn giản hơn rất nhiều so với Symfony và dễ dàng để học hơn. Tuy nhiên, Symfony mạnh hơn về mặt cấu trúc và hỗ trợ rất nhiều components giúp xây dựng các ứng dụng lớn.

5.3 So sánh với CakePHP

CodeIgniter 4 và CakePHP đều là những framework PHP nhanh và mạnh mẽ. Tuy nhiên, CodeIgniter 4 có lợi thế hơn về tốc độ và dễ học hơn. Trong khi đó, CakePHP lại có chức năng tự sinh mã mạnh mẽ hơn.

6. Kết luận

CodeIgniter 4 là một framework PHP mạnh mẽ, dễ sử dụng và hiệu quả. Bằng việc tận dụng những tính năng của CodeIgniter 4, bạn có thể xây dựng các ứng dụng web chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Câu hỏi thường gặp

1. CodeIgniter 4 yêu cầu phiên bản PHP nào?

– CodeIgniter 4 yêu cầu PHP phiên bản 7.2 hoặc cao hơn.

2. Làm thế nào để cài đặt CodeIgniter 4?

– Bạn có thể cài đặt CodeIgniter 4 bằng cách sử dụng Composer, một công cụ quản lý thư viện PHP.

3. CodeIgniter 4 hỗ trợ cơ sở dữ liệu nào?

– CodeIgniter 4 hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau, bao gồm MySQL, PostgreSQL, SQLite, và nhiều hơn nữa.

4. CodeIgniter 4 có hỗ trợ đa ngôn ngữ không?

– Có, CodeIgniter 4 cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

5. Tôi có thể sử dụng CodeIgniter 4 để phát triển ứng dụng của mình không?

– Có, bạn có thể sử dụng CodeIgniter 4 để phát triển các loại ứng dụng web khác nhau, từ các ứng dụng nhỏ tới các hệ thống phức tạp lớn.

Nguyễn Tiến Trường

Mình viết về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, Viết về câu chuyện những ngày không có em