Bạn đã từng tự hỏi về thuật ngữ CapEx và OpEX là gì và chúng liên quan thế nào đến điện toán đám mây? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm này và khám phá tầm quan trọng của chúng trong lĩnh vực điện toán đám mây.
I. CapEx là gì?
1. Khái niệm
Capital Expenditure(CapEx) – chi phí vốn là khoản tiền bỏ ra ban đầu cho cơ sở hạ tầng vật chất.
2. Các loại hình CapEx
Thông thường, Capex chia làm những loại hình chính như sau:
- Bảo trì, sửa chữa: Chi phí bảo dưỡng định kỳ
- Chi phí mở rộng: Mua mặt bằng, thiết bị CNTT, mạng, cơ sở hạ tầng Data Center.
- Nâng cấp tài sản: Chi phí nâng tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động.
3. Đặc điểm của Capex
- Dài hạn: Chi phí vốn không thể thu hồi trong thời gian ngắn. Khi Capex giảm, tài sản cố định cũng sẽ mất đi một phần giá trị.
- Quyền sở hữu: Toàn quyền sở hữu tài sản hữu hình hoặc vô hình.
- Trách nhiệm: Với tư cách là chủ sở hữu, bạn chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của tài sản. Chẳng hạn như bảo mật, cập nhật, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì và đào tạo nhân viên. Ngoài ra, bạn còn quyết định ai, cái gì và tại sao sử dụng tài sản đó.
- Giá cao: Chi phí vốn thường bao gồm các tài sản có thể tốn kém để mua nhưng rất cần thiết để bắt đầu, vận hành và duy trì hoạt động kinh doanh.
- On premises: Hầu hết chi tiêu CapEx thường dành cho các tài sản vật lý, cố định mà bạn sẽ cài đặt, chạy và bảo trì tại chỗ hoặc trong trung tâm dữ liệu vật lý.
- Khó ước lượng: Ước tính dung lượng phần cứng/phần mềm cố định dễ bị lỗi, mua quá mức.
4. Ý nghĩa của CapEx
Capex cho bạn thấy một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác. Các chuyên gia kinh tế phân tích Capex để đánh giá mức độ uy tín, quy mô cũng như hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
II. OpEx là gì?
1. Khái niệm
Operating Expenditure(OpEx) – chi phí vận hành là khoản tiền bỏ ra cho các dịch vụ hoặc sản phẩm ngay lập tức và được thanh toán ngay. Đây là khoản chi phí cơ bản cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: thanh toán dịch vụ đám mây theo nhu cầu sử dụng (pay as you go) hoặc theo gói tháng/năm.
2. Các loại hình OpEx
- Các mục yêu cầu phí đăng ký, chẳng hạn như giấy phép phần mềm hoặc dịch vụ dựa trên đám mây như SaaS, IaaS, PaaS và DaaS
- Cho thuê tài sản, chẳng hạn như cho thuê cơ sở hạ tầng CNTT với mức phí hàng tháng
- Thỏa thuận bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT hàng năm
- Hỗ trợ phần mềm
3. Đặc điểm của OpEx
- Đảm bảo hệ thống duy trì hoạt động;
- Sự thay đổi mức tiêu thụ tăng hoặc giảm trong kỳ thanh toán.
- Xây dựng hình ảnh và tạo dựng uy tín cho công ty (thông qua hoạt động tiếp thị,..);
- Nhà cung cấp đám mây và công ty bên thứ ba sở hữu phần cứng và phần mềm mà họ cho bạn thuê.
- Nhà cung cấp dịch vụ của bạn chịu trách nhiệm cập nhật, nâng cấp và bảo trì phần cứng và phần mềm của bạn.
- Chi phí OpEx bao gồm chi phí vận hành dịch vụ. Không giống như mua CapEx thường yêu cầu hỗ trợ bổ sung với chi phí riêng. Trong điện toán đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ được quản lý (MSP) bao gồm tất cả chi phí trong một lần đăng ký.
- Thay vì thanh toán trả trước một lần, bạn trả phí đăng ký trên cơ sở thanh toán theo nhu cầu sử dụng.
4. Lợi ích
- Giảm thiểu rủi ro: Doanh nghiệp không cần đầu tư lớn ban đầu. Hạn chế rủi ro nếu sản phẩm/dịch vụ không thành công.
- Linh hoạt: Dễ dàng điều chỉnh chi phí theo nhu cầu sử dụng.
- Khởi nghiệp nhanh chóng: Tham gia thị trường ngay lập tức mà không cần tốn thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng.
OPEX(Chi phí vận hành) | CAPEX(Chi phí vốn) | |
Thời hạn | Dài hạn | Ngắn hạn |
Đặc điểm | Chi phí vận hành, phát sinh trong hoạt động. | Chi phí vốn, mua tài sản ban đầu |
Thanh toán | Pay as you go – dùng đến đâu trả đến đó | Trả trước |
Chi phí | Chi phí lớn | Tương đối nhỏ, chi trả liên tục (hàng tháng, hàng quý, hàng năm). |
Trách nhiệm và quyền sở hữu | Doanh nghiệp toàn quyền sở hữu, bao gồm trách nhiệm, kiểm soát, bảo trì và bảo dưỡng. | Nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về cập nhật, nâng cấp và bảo trì. |
Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm CapEx và OpEx trong điện toán đám mây. Chúng không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. Cảm ơn bạn đã tham khảo trên ttnguyen.net.